Điện thoại:  0907 265 583

Email:  [email protected]

Liên hệ

Phát triển công nghệ chuỗi khối tại Việt Nam

Phát triển công nghệ chuỗi khối tại Việt Nam

Trong làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ chuỗi khối (blockchain) được xem là một “siêu công nghệ” với rất nhiều công dụng nổi bật, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đem lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội. Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng để bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ chuỗi khối, song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.

Nhờ công nghệ chuỗi khối, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua tem nhãn. Ảnh: Đỗ Tâm

Tiềm năng lớn

Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, blockchain là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực, như: Nông nghiệp, tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông, y tế, giáo dục…

Tại Việt Nam, blockchain được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày 16-12-2020 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025, trong đó công nghệ blockchain được xếp thứ hai sau trí tuệ nhân tạo (AI) trong loạt các công nghệ chủ chốt.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bình Minh (Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), ưu điểm của công nghệ blockchain là khả năng bảo đảm tính bất biến của dữ liệu. Do đó, tiềm năng ứng dụng của công nghệ này tại Việt Nam là rất lớn và khả thi.

Trực tiếp triển khai dịch vụ ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động của doanh nghiệp, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần đầu tư Digital Kingdom (DGK) Vũ Hồ Vũ cho rằng, Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho công nghệ blockchain và không bị giới hạn bởi các ngành nghề. Trong tương lai gần, các hệ thống đều hướng đến việc tích hợp công nghệ blockchain cho các hoạt động trao đổi dữ liệu.

Còn theo Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, Trưởng phòng Lab (Học viện Bưu chính Viễn thông), đã có nhiều doanh nghiệp của Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ blockchain vào chuyển đổi số, như: Viettel ứng dụng vào hồ sơ bệnh án điện tử, Misa phát triển hóa đơn điện tử, một số trường đại học tại Việt Nam cũng ứng dụng công nghệ blockchain để minh bạch và công khai văn bằng tốt nghiệp của sinh viên...

Chia sẻ về lợi ích mà công nghệ blockchain mang lại cho y tế Việt Nam, ông Phạm Văn Tuân (Trung tâm Công nghệ lõi Viettel) khẳng định, áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí. “Blockchain giúp số hóa toàn bộ lịch sử khám, chữa bệnh, các văn bản, hồ sơ bệnh án và nhân bản cho các bên liên quan. Người dân có thể chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của mình suốt cuộc đời”, ông Phạm Văn Tuân cho hay.

Những vấn đề cần giải quyết

Công nghệ Blockchain vừa có vai trò quan trọng, vừa là xu hướng ứng dụng nổi bật, nên cơ hội nghề nghiệp cho những người có chuyên môn về công nghệ blockchain đang rất rộng mở.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bình Minh (Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), các cơ sở giáo dục hiện nay đều đã và đang quan tâm tới công nghệ blockchain. Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông đã đào tạo về công nghệ blockchain và ứng dụng của công nghệ này cho bậc đại học và thạc sĩ. Viện Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội có chương trình đào tạo về công nghệ tài chính (Fintech), trong đó công nghệ blockchain là một môn học bắt buộc. Một hình thức đào tạo khác cũng rất hiệu quả cho sinh viên là việc mở các phòng thí nghiệm về blockchain và các công nghệ, kỹ thuật liên quan tại các trường đại học, nhằm giúp sinh viên được làm quen với công nghệ blockchain và các ứng dụng của nó.

Mặc dù ứng dụng công nghệ blockchain đang là xu thế tất yếu và có nhiều tiềm năng lớn, song Việt Nam đang đối mặt với khá nhiều thách thức để phát triển lĩnh vực này. Hiện tại, Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng cho công nghệ blockchain. “Nếu có chính sách minh bạch, ưu đãi về thuế, thì không chỉ thu hút bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực này, mà còn thu hút được cả các dự án nước ngoài về Việt Nam”, Giám đốc Công nghệ tại Founder Launch Zone Đào Hoàng Thanh chia sẻ.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) cho rằng, có một số vấn đề đặt ra đối với công nghệ blockchain ở Việt Nam hiện nay là pháp lý và quản lý. Về pháp lý, chúng ta chưa có luật nên cần ban hành nghị định thí điểm. Ngoài ra, phải có sự quản lý để phát triển công nghệ số và ứng dụng công nghệ blockchain theo kịp sự phát triển hiện nay.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển ứng dụng công nghệ blockchain cũng như nghiên cứu chủ trương, chính sách, quy định pháp luật phù hợp để quản lý, thúc đẩy phát triển công nghệ blockchain tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

https://dgk.vn/blog/chuyen-doi-so--giai-bai-toan-dau-ra-cho-nong-san-156.html
Chuyển đổi số - giải bài toán đầu ra cho nông sản

Mic.gov.vn) - Ứng dụng chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ có thể là một giải pháp hiệu quả, giúp nông dân vơi bớt âu lo và tạo ra những tác động tích cực cho ngành.

https://dgk.vn/blog/thay-doi-tu-duy-trong-hop-tac-xa-lien-ket-tieu-thu-nong-san-157.html
Thay đổi tư duy trong hợp tác xã, liên kết tiêu thụ nông sản

Hợp tác xã nông nghiệp không nên đi vào công đoạn lớn, nhiều rủi ro như thương mại hay chế biến sâu, mà nên tập trung sơ chế, hoàn thiện nguyên liệu cho doanh nghiệp thu mua đầu vào. Nên đem tư duy doanh nghiệp vào hợp tác xã, có sản phẩm tốt trong tay cần tích cực mở rộng liên kết để tạo thành chuỗi sản suất, tiêu thụ bền vững…

https://dgk.vn/blog/ha-tinh-tap-huan-huong-dan-thuc-hien-chuyen-doi-so-cho-cac-co-so-ocop-172.html
HÀ TĨNH TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO CÁC CƠ SỞ OCOP

Nhằm giúp các chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên tiếp cận được các nền tảng của công nghệ 4.0 và ứng dụng chuyển đổi số trong việc giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, ngày 25/5, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức tập chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

https://dgk.vn/blog/dich-covid-19-mo-ra-co-hoi-cho-doanh-nghiep-trong-he-sinh-thai-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-158.html
Dịch Covid-19 mở ra cơ hội cho doanh nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tính chung 8 tháng đầu năm 2021, cả nước tới 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, trung bình có hơn 10.000 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng. Tuy nhiên, trong khó khăn luôn "nảy mầm" những cơ hội, có thể nói đại dịch Covid-19 chính là thời cơ đổi mới sáng tạo để các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo nên những phát kiến mang tính đột phá mới.

https://dgk.vn/blog/hack4growth-unlimited-cong-bo-top-20-y-tuong-xuat-sac-165.html
Hack4Growth-Unlimited: Công bố top 20 ý tưởng xuất sắc

Sau khi phát động cuộc thi Hack4Growth-Unlimited, Ban tổ chức chọn được Top 20 ý tưởng xuất sắc để bước vào giai đoạn đào tạo và cố vấn của cuộc thi.

https://dgk.vn/blog/blockchain-da-tung-buoc-thay-da-doi-thit-nganh-nong-nghiep-ra-sao--163.html
Blockchain đã từng bước 'thay da đổi thịt' ngành nông nghiệp ra sao?

(DNTO) - Việc ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ chuỗi khối (Blockchain) vào sản xuất nông nghiệp sẽ là “cây đũa thần” giúp nông sản Việt thăng hạng và tự tin quảng bá thương hiệu ra thế giới.

https://dgk.vn/blog/gia-tang-gia-tri-nong-san-nho-chuyen-doi-so-170.html
Gia tăng giá trị nông sản nhờ chuyển đổi số

(HQ Online) - Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, phát triển nông nghiệp thông minh, ứng dụng các hệ thống giám sát minh bạch… đã và đang giúp cho nhiều hợp tác xã (HTX) nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao tương tác giữa người nông dân với người tiêu dùng.

https://dgk.vn/blog/thuong-mai-dien-tu-tang-truong-than-ky-159.html
Thương mại điện tử tăng trưởng thần kỳ

Báo cáo từ Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, năm 2021 nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31%, đạt 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng 53% của TMĐT. Việc chuyển đổi số, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 là cơ hội thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT), để các doanh nghiệp (DN) phát triển thương hiệu, nâng tầm vị thế.

https://dgk.vn/blog/tap-huan-gioi-thieu-phan-mem-quan-ly-hop-tac-xa-153.html
Tập huấn, giới thiệu phần mềm quản lý hợp tác xã

Tập huấn trực tuyến: Báo cáo số liệu định kỳ lĩnh vực kinh tế hợp tác thông qua phần mềm và hệ thống cổng HTX, sàn thương mại điện tử SANOCOP.VN.

https://dgk.vn/blog/blockchain-da-mang-lai-hieu-qua-thiet-thuc-cho-doanh-nghiep-viet-160.html
Blockchain đã mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp Việt

Đến thời điểm này, Blockchain tại Việt Nam chưa phổ biến như nhiều công nghệ khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Blockchain cũng đã có những ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhờ những ưu thế công nghệ của nó.

https://dgk.vn/blog/nong-nghiep-thoi-4-0-can-minh-bach-hoa-thong-tin-san-pham-de-tang-gia-tri-162.html
NÔNG NGHIỆP THỜI 4.0: CẦN MINH BẠCH HÓA THÔNG TIN SẢN PHẨM ĐỂ TĂNG GIÁ TRỊ

Để tồn tại, phát triển trong tình hình mới, HTX cần thay đổi về tư duy. Các HTX chỉ có tăng quy mô, chuẩn hóa sản xuất, nâng cao năng lực thì mới có thể thích ứng được với giai đoạn mới.

https://dgk.vn/blog/giai-phap-giam-sat-container-lanh-van-chuyen-bang-duong-sat-–-cong-nghe-iot_4-0-24.html
Giải pháp giám sát container lạnh vận chuyển bằng đường sắt – công nghệ IoT_4.0

Giải pháp giám sát container lạnh vận chuyển bằng đường sắt – công nghệ IoT_4.0

https://dgk.vn/blog/nong-san-thoi-4-0-minh-bach-quy-trinh-san-xuat-de-tang-gia-tri-168.html
Nông sản thời 4.0: Minh bạch quy trình sản xuất để tăng giá trị

Sáng 27/11, Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức diễn đàn với chủ đề “Kết nối gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong điều kiện bình thường mới”.

https://dgk.vn/blog/khi-chim-se-chuyen-doi-so-nong-san-truy-xuat-tan-ruong-ban-di-muon-noi-thu-tram-ty-167.html
Khi "chim sẻ" chuyển đổi số, nông sản truy xuất tận ruộng, bán đi muôn nơi thu trăm tỷ

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhiều lần ví von, hợp tác xã như những con chim sẻ, nếu biết tập hợp lại sẽ có sức mạnh của đại bàng. Có một nét mới đáng ghi nhận trong thời gian qua là, nhiều hợp tác xã đã liên kết, ứng dụng công nghệ, tích cực chuyển đổi số và gặt hái được nhiều thành công.

https://dgk.vn/blog/de-tu-tuong-hop-tac-xa-nong-nghiep-tro-thanh-phan-xa-cua-nong-dan-249.html
Để tư tưởng hợp tác xã nông nghiệp trở thành 'phản xạ' của nông dân

Nêu tổng quan Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Việt Nam năm 2023 và kết quả xây dựng mô hình HTX nông nghiệp điển hình COOP.66, ông Nguyễn Tiến Định, Trưởng phòng Kinh tế hợp tác, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn nhấn mạnh

https://dgk.vn/blog/gan-san-xuat-voi-tieu-thu-nong-san-trong-khu-vuc-kinh-te-tap-the-htx-161.html
Gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản trong khu vực kinh tế tập thể, HTX

Diễn đàn trực tuyến Kết nối gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản khu vực Kinh tế tập thể, hợp tác xã trong điều kiện bình thường mới diễn ra ngày 27/11/2021.

https://dgk.vn/blog/chuyen-doi-so--giai-bai-toan-dau-ra-cho-nong-san-164.html
Chuyển đổi số - giải bài toán đầu ra cho nông sản

Ứng dụng chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ có thể là một giải pháp hiệu quả, giúp nông dân vơi bớt âu lo và tạo ra những tác động tích cực cho ngành.

https://dgk.vn/blog/cong-nghe-blockchain-gan-kem-tem-chong-hang-gia-cung-cap-thong-tin-nong-san-171.html
Công nghệ Blockchain gắn kèm tem chống hàng giả cung cấp thông tin nông sản

Việc phát triển đồng bộ các giải pháp gắn với chuyển đổi số nông nghiệp đã giúp nâng cao tương tác giữa nông dân với người tiêu dùng.